Bật mí 6+ bước trong quy trình xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp 2023

Tổng quan bài viết

Ngày nay, người tiêu dùng đang dần dần chuyển từ mua sắm trực tiếp tại cửa hàng sang môi trường mua sắm trực tuyến, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ – một nhóm có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế hiện đại.

Xây dựng một trang web thương mại điện tử (TMĐT) chất lượng là một ưu tiên quan trọng để thành công trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến ngày nay. Vậy, để xây dựng một trang web thương mại điện tử chuyên nghiệp, các doanh nghiệp nên thực hiện những gì? Hãy theo dõi bài viết Bật mí 6+ bước trong quy trình xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp 2023 dưới đây để tìm hiểu chi tiết nhé!

Thế nào được gọi là một trang web thương mại điện tử chuyên nghiệp?

quy trình xây dựng website thương mại điện tử

Một trang web thương mại điện tử chuyên nghiệp là một trang web được thiết kế và triển khai một cách chuyên nghiệp, nhằm cung cấp môi trường mua sắm trực tuyến tốt nhất cho khách hàng và đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Để được coi là chuyên nghiệp, trang web thương mại điện tử cần thỏa mãn các tiêu chuẩn và yêu cầu sau đây:

– Thiết kế hấp dẫn và chuyên nghiệp: Trang web cần có một thiết kế trực quan, hấp dẫn và chuyên nghiệp. Giao diện trang web phải dễ sử dụng, tương thích với nhiều loại thiết bị và đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt nhất.

– Chức năng mua sắm và thanh toán tiện lợi: Trang web cần cung cấp các chức năng mua sắm và thanh toán thuận tiện. Hệ thống thanh toán an toàn và đa dạng giúp khách hàng dễ dàng mua hàng và thanh toán một cách an tâm.

– Quản lý hàng tồn kho hiệu quả: Trang web cần có hệ thống quản lý hàng tồn kho chính xác và hiệu quả. Điều này đảm bảo rằng thông tin về số lượng sản phẩm có sẵn là chính xác và giúp doanh nghiệp tránh tình trạng hết hàng không mong muốn.

– Tối ưu hóa trang web cho di động: Xem xét thiết kế và tối ưu hóa trang web để đảm bảo hoạt động tốt trên các thiết bị di động. Vì ngày càng nhiều người sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng để mua sắm, việc này rất quan trọng.

– Hỗ trợ khách hàng: Trang web nên cung cấp các thông tin liên hệ và hỗ trợ cho khách hàng, giúp họ dễ dàng liên lạc với doanh nghiệp khi cần hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc.

– Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Để thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng, trang web cần được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm. Sử dụng từ khóa liên quan và tối ưu hóa nội dung giúp trang web xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm hàng đầu.

– Bảo mật thông tin: Bảo mật thông tin khách hàng là rất quan trọng. Trang web cần sử dụng các biện pháp bảo mật đảm bảo an toàn thông tin cá nhân của khách hàng và giao dịch mua bán.

– Theo dõi và phân tích hiệu suất: Sử dụng các công cụ phân tích web để theo dõi hiệu suất trang web, từ đó cải thiện và tối ưu hóa các chiến lược kinh doanh.

Một trang web thương mại điện tử chuyên nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trên để tạo ra môi trường mua sắm trực tuyến thuận tiện, đáng tin cậy và hấp dẫn cho khách hàng, đồng thời giúp doanh nghiệp thúc đẩy kinh doanh và tăng cường hiệu quả kinh doanh.

Tại sao cần phải xây dựng một trang web thương mại điện tử chuyên nghiệp?

– Tiếp cận và mở rộng thị trường: Trang web thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng khách hàng tiềm năng rộng lớn, không chỉ trong khu vực địa lý mà còn trên toàn thế giới. Điều này mở rộng phạm vi thị trường và tạo cơ hội kinh doanh mới.

– Tăng cường uy tín và danh tiếng: Một trang web thương mại điện tử chuyên nghiệp góp phần xây dựng uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp. Khách hàng có xu hướng tin tưởng và ưa thích mua sắm tại các trang web đáng tin cậy và chuyên nghiệp.

– Tối ưu hóa chi phí vận hành: Kinh doanh trực tuyến có thể giúp tiết kiệm chi phí vận hành so với các cửa hàng truyền thống. Điều này bao gồm chi phí thuê mặt bằng, chi phí nhân viên và các chi phí hoạt động hàng ngày khác.

– Tiện lợi và linh hoạt: Khách hàng có thể dễ dàng truy cập và mua sắm trên trang web thương mại điện tử bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu, từ các thiết bị di động hay máy tính cá nhân. Điều này tăng cường sự tiện lợi và linh hoạt cho khách hàng.

– Phân tích dữ liệu và theo dõi hiệu suất: Trang web thương mại điện tử cung cấp khả năng thu thập và phân tích dữ liệu, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp cải thiện chiến lược kinh doanh và tối ưu hóa hiệu quả.

– Tăng cường khả năng cạnh tranh: Khi thị trường mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển, việc có một trang web thương mại điện tử chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ trong cùng ngành.

– Dễ dàng quảng bá sản phẩm và dịch vụ: Trang web thương mại điện tử cung cấp một nền tảng để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình đến đông đảo khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

– Tăng doanh số bán hàng: Với một trang web thương mại điện tử chuyên nghiệp, doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh số bán hàng và doanh thu một cách đáng kể.

Bật mí 6+ bước trong quy trình xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp 2023

1. Xác định mục tiêu xây dựng website TMĐT

– Doanh nghiệp cần xác định rõ mục đích lập ra trang web: tập trung giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ, định vị thương hiệu, tăng trải nghiệm người dùng và tương tác, công cụ hỗ trợ Marketing cho doanh nghiệp,..

– Website cần có cấu hình mạnh và giao diện bắt mắt, thu hút được khách hàng

  • Cấu hình mạnh: tốc độ tải trang, dung lượng lưu trữ lớn và khả năng tương thích mọi thiết bị,…
  • Giao diện: chuyên nghiệp, truyền tải được hình ảnh thương hiệu, thiết kế cấu trúc khoa học, tương thích với hành vi của khách hàng
Xây dựng cấu trúc website chuẩn

– Cấu trúc của một trang web cơ bản sẽ bao gồm:

  • Trang chủ
  • Trang danh mục sản phẩm
  • Trang chi tiết sản phẩm
  • Trang đăng ký tài khoản
  • Trang quản lý tài khoản
  • Trang giỏ hàng
  • Trang thanh toán
  • Trang liên hệ

– Để tăng trải nghiệm người dùng, website cần tích hợp các tính năng hỗ trợ cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, phù hợp với hành vi mua sắm của họ, chẳng hạn như:

  • Quản lý Danh mục sản phẩm: Không giới hạn số lượng sản phẩm, điều hướng danh mục đa lớp, bộ lọc tùy chỉnh và tiện ích mở rộng hỗ trợ tăng chỉ số SEO…
  • Quản lý Bán hàng: Kiểm soát đơn hàng, thanh toán, vận chuyển, nhân viên phụ trách…
  • Quản lý Khách hàng: Cập nhật thông tin khách hàng, đăng ký/đăng nhập qua các tài khoản mạng xã hội như Facebook/Google…
  • Quản lý Marketing: Cài đặt các công cụ hỗ trợ như Google Analytics, Google Tag Manager, Google AdWords…
  • Quản lý Nội dung: Tích hợp công cụ SEO, tùy chỉnh bố cục menu, nội dung CMS…
  • Quản lý Tồn kho: Sử dụng công cụ quản trị để xử lý các đơn hàng, quản lý tồn kho và hệ thống phân phối.
  • Báo cáo và Phân tích hoạt động bán hàng để phân tích hiệu quả insight khách hàng, dự báo kết quả kinh doanh và đề xuất chiến lược kinh doanh.

– Xác đinh thời gian và dự trù ngân sách: doanh nghiệp cần xác định rõ thời gian tiến hành thiết kế và thời gian kết thúc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần họp bàn hoặc nghe tư vấn từ các đơn vị uy tín có nhiều kinh nghiệm để đưa ra ngân sách phù hợp cho việc xây dựng một website TMDT.

2. Lựa chọn đơn vị thiết kế website thương mại điện tử

Khi xây dựng website TMĐT, doanh nghiệp cần hợp tác với các đơn vị theo các tiêu chí:

– Có nhiều kinh nghiệm về thiết kế website TMDT

– Đội ngũ chuyên nghiệp, cập nhật được xu hướng hiện nay

– Quy trình rõ ràng từ phân tích kinh doanh, đề xuất giải pháp, tiến hành xây dựng, kiểm thử và bảo trì.

– Hệ thống sẵn có

– Xử lý và hỗ trợ nhanh chóng

– Cam kết bảo hành và bảo trì

– Dịch vụ nâng cấp, bảo trì cho website TMĐT

MEPAGE – Đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp mà bạn có thể thêm khảo

3. Mua tên miền và hosting

– Tiêu chí chọn tên miền: Ngắn gọn, dễ nhớ, khác biệt.

– Tiêu chí chọn hosting:

  • Xem xét cấu hình: Disk Space (dung lượng), Bandwidth (băng thông), Parked Domain, CPU, dung lượng RAM, tài khoản FTP, tài khoản MySQL, IP riêng…
  • Dịch vụ hỗ trợ:  Back-up data, livechat hỗ trợ 24/7, gửi ticket để xử lý vấn đề phát sinh…

4. Phát triển website TMDT

Để đảm bảo quá trình phát triển website diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp nên hợp tác chặt chẽ với đơn vị phát triển và duy trì việc cập nhật thường xuyên về tiến độ dự án theo giải pháp đã được duyệt.

Đồng thời, nắm bắt và thực hiện các thay đổi cần thiết, và tiếp tục phối hợp mạnh mẽ với các đơn vị hỗ trợ. Trong quá trình kiểm thử chấp nhận người dùng (UAT), việc sử dụng checklist đảm bảo rằng quá trình phát triển website diễn ra theo kế hoạch ban đầu.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần tiếp tục làm việc chặt chẽ với các đơn vị thanh toán và vận chuyển để đảm bảo cung cấp dịch vụ ổn định cho website TMDT. Trong việc ký kết hợp đồng với các đơn vị thanh toán, cần quan tâm đến tính bảo mật và sự tương thích giữa nền tảng website và nền tảng thanh toán, cũng như chi phí dịch vụ. Có nhiều đơn vị cung cấp cổng thanh toán phổ biến tại Việt Nam như Paypal, Ngân lượng, VNPay, Airpay và ví điện tử như Momo, ZaloPay.

Khi hợp tác với các đơn vị vận chuyển, đáng chú ý đến chất lượng dịch vụ, nhân viên vận chuyển, đóng gói và bảo quản hàng hóa để đảm bảo trải nghiệm người dùng không bị ảnh hưởng. Có thể kể đến một số đơn vị vận chuyển uy tín ở Việt Nam như Giao Hàng Tiết Kiệm, Giao Hàng Nhanh, VNPost, ViettelPost.

5. Hoàn thành thủ tục pháp lý

Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ, mọi cá nhân/ tổ chức sở hữu trang web thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo và đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử (http://online.gov.vn/).

Lưu ý: Những trang web TMDT kéo dài thời gian hoặc không đăng ký/ thông báo với cơ quan quản lý có thẩm quyền trong thời gian quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật

Để sở hữu được một trang web chuyên nghiệp, trước tiên bạn cần phải nắm rõ quy trình để tạo ra nó. Hy vọng bài viết này sẽ gúp bạn tạo ra được một trang web TMDT chuyên nghiệp, đừng quên theo dõi Meweb để cập nhật thêm nhiều bài viết thú vị hơn nhé!

Xem thêm:

Bắt đầu dùng thử miễn phí Landing page

Điền thông tin hoặc livechat góc phải, tư vấn viên sẽ hỗ trợ bạn ngay khi có thông tin!