Tổng hợp các nghề freelancer phổ biến nhất tại Việt Nam (2023) chi tiết từ A-Z

Tổng quan bài viết

Bạn đang là sinh viên và có một lịch học dày đặc nên chưa có nhiều cơ hội làm thêm bên ngoài? Bạn là nhân viên văn phòng nhưng yêu thích công việc tự do về thời gian? Vậy thì ngần ngại gì mà không cùng MepageTổng hợp các nghề freelancer phổ biến nhất tại Việt Nam chi tiết từ A-Z (2023)” để tìm ra công việc phù hợp nhất với bản thân nào!!!

Tổng quan về Freelancer

1. Freelancer là gì?

Freelancer là một thuật ngữ dùng để chỉ những người làm việc độc lập hoặc tự do, không gắn bó với bất kỳ công ty hay tổ chức cụ thể nào. Những người làm việc theo mô hình freelancer thường tự quản lý thời gian và công việc của mình, và họ có thể làm việc cho nhiều khách hàng khác nhau trong cùng một thời gian.

2. Cơ hội việc làm của nghề Freelancer

Hiện nay, việc thuê freelancer làm việc đã trở thành một xu hướng phổ biến, không chỉ phổ biến ở các doanh nghiệp lớn mà còn lan rộng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí như: tiền thuê văn phòng, các khoản phụ cấp, hay chi phí bảo hiểm,… Hơn nữa, doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm dài hạn đối với freelancer, mà chỉ tập trung vào việc hoàn thành các dự án đang diễn ra.

Dịch Covid-19 qua đi đã gây ra nhiều thiệt hại và đau thương, thế nhưng nó cũng đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho freelancer. Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều đang cắt giảm quy mô công việc do tình hình kinh tế khó khăn, và điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho freelancer nổi lên. Trở thành freelancer chưa bao giờ dễ dàng và hấp dẫn hơn vào thời điểm này.

Các nghề freelancer phổ biến ở Việt nam phải kể đến như: Thiết kế website, viết bài, SEO website, giảng dạy trực tuyến,…Mỗi ngành nghề đều có yêu cầu và mức thu nhập riêng, tùy vào khả năng của mình mà bạn có thể chọn một nghề freelancer phù hợp.

3. Cần làm gì để trở thành một Freelancer thành công?

Trong hành trình trở thành freelancer thành công, bạn cần chú tâm vào những hành động cụ thể mà bạn thực hiện.

Điều này bao gồm xây dựng kỹ năng chuyên môn, tạo danh tiếng và mạng lưới, quản lý thời gian và công việc hiệu quả, cùng với việc tích cực tìm kiếm dự án và khách hàng. Đồng thời, luôn cập nhật và nâng cao kiến thức để trở thành freelancer đáng tin cậy và đạt được thành công trong lĩnh vực làm việc của mình.

Dưới đây là một số ý tưởng giúp bạn trở thành một freelancer thành công:

  • Có kế hoạch phát triển chuyên nghiệp và hợp lí
  • Có nơi làm việc thoải mái
  • Làm việc vì cái tâm, đúng với yêu cầu của khách hàng
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân
  • Rút ngắn thời gian làm việc bằng phần mềm hoặc công cụ
  • Phân tích ưu và nhược điệm dịch vụ bạn đang cung cấp
  • Luôn sáng tạo khi làm việc
  • Hợp tác với các freelancer khác
  • Học cách quản lí tài chính

Tổng hợp các nghề freelancer phổ biến nhất tại Việt Nam

1. Nghề viết bài (Blogger)

Viết lách luôn là lựa chọn hàng đầu đối với một người theo nghề freelancer. Công việc này sẽ bao gồm những việc như: coppywriting, viết blog cho các website hoặc các kênh truyền thông xã hội, pr sản phẩm,… Mỗi công yêu cầu trình độ viết lách khác nhau, bạn cần nhận thức rõ trình độ của mình để nhận công việc phù hợp nhất.

2. Nghề Freelancer dịch thuật

Nếu bạn đam mê ngôn ngữ, thì công việc dịch giả chính là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Trong vai trò dịch giả, bạn sẽ nhận được tài liệu từ khách hàng và thực hiện việc dịch nội dung sang ngôn ngữ được yêu cầu.

Để thành công trong công việc này, bạn cần sở hữu kiến thức chuyên môn sâu sắc, cùng với việc nắm vững các thuật ngữ chuyên ngành để có thể dễ dàng phiên dịch nội dung với chất lượng và ý nghĩa chuẩn xác nhất.

3. Nghề tiếp thị và PR – Marketing freelancer

Hình thức công việc này mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số công ty chỉ cần thực hiện tiếp thị và quảng bá ngắn hạn, vì vậy họ sẽ thuê những freelancer chuyên nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ bao gồm chạy quảng cáo, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), seeding (lan truyền thông tin), và các hoạt động tối ưu hóa khác. Công việc này yêu cầu kiến thức chuyên môn cao, do đó mức lương thường khá hấp dẫn.

4. Nghề tiếp thị liên kết (Affiliate marketing)

Công việc tiếp thị liên kết (Affiliate marketing) đang trở nên phổ biến trên các trang mạng xã hội và phù hợp cho mọi lứa tuổi.

Đối với freelancer, nhiệm vụ là cung cấp một đường link (URL) chứa mã code riêng phía dưới mỗi bài viết, video,… để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà cung cấp. Khi khách hàng thực hiện mua sản phẩm thông qua đường link chứa mã code đó, bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng hoặc phí hoa hồng. Đây là một hình thức tiếp thị hiệu quả giúp freelancer kiếm thêm thu nhập.

5. Nhập dữ liệu (Data entry freelancer)

Công việc này đòi hỏi bạn sử dụng máy tính cá nhân để nhập và xử lý dữ liệu, soạn các báo cáo theo yêu cầu từ công ty thuê.

Đối với vị trí nhập dữ liệu, sự cẩn thận và tỉ mỉ là rất quan trọng, nhưng không yêu cầu quá nhiều khả năng tư duy phức tạp. Để thành công trong công việc này, bạn cũng cần rèn luyện khả năng đánh máy với tốc độ ít nhất 60 từ/phút hoặc hơn để hoàn thành công việc nhanh chóng và đáp ứng tiến độ yêu cầu.

6. Reviewer

Trong thời đại ngày nay, khách hàng thường tìm kiếm và đọc các chia sẻ trải nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau trước khi đưa ra quyết định mua hàng, bao gồm sách, mỹ phẩm, quán ăn và nhiều sản phẩm khác. Vì vậy, các freelancer có khả năng viết lách sẽ thấy mình phù hợp với công việc này.

7. Chỉnh sửa nội dung và biên soạn lỗi (Editor freelance)

Công việc của Editor freelancer là đọc và xem xét nhiều lần một tài liệu được cung cấp bởi khách hàng. Sau đó, họ sẽ chỉnh sửa lỗi chính tả và ngữ pháp xuất hiện trong tài liệu. Những editor chuyên nghiệp có kỹ năng đọc nhanh và thậm chí có thể đưa ra những lời khuyên chỉnh sửa hiệu quả.

8. Làm khảo sát cho doanh nghiệp

Có một số doanh nghiệp trong ngành dịch vụ thường sử dụng hình thức khảo sát khách hàng để cải thiện chất lượng phục vụ. Thay vì tiêu tốn một khoản tiền lớn để gửi từng khảo sát đến khách hàng, họ sẽ thuê những freelancer thực hiện khảo sát, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.

9. Sáng tạo content

Công việc này đòi hỏi bạn phải có kiến thức và hiểu biết sâu về lĩnh vực cụ thể. Nhiệm vụ của bạn là sáng tạo nội dung hấp dẫn, có khả năng thu hút một lượng lớn khách hàng quan tâm đến doanh nghiệp. Người sáng tạo nội dung thường phải lập kế hoạch và triển khai nội dung cho fanpage, trang web bán hàng hoặc blog chia sẻ.

10. Làm Youtube

Ở giai đoạn ban đầu, Youtuber có thể không thu được thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, sau một thời gian liên tục chia sẻ nội dung chất lượng và đáp ứng xu hướng, kênh Youtube của bạn sẽ thu hút được nhiều người quan tâm và theo dõi. Khi đạt được một lượng người theo dõi đủ lớn, bạn có thể kiếm tiền từ kênh Youtube của mình.

11. Cung cấp dịch vụ SEO website

SEO ngày càng trở thành một công cụ Marketing quan trọng cho các doanh nghiệp và công ty.

SEO giúp cho website của doanh nghiệp xuất hiện trên trang đầu của các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc,… khi khách hàng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tăng lượng traffic cho website và mở rộng phạm vi quảng bá thương hiệu.

Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp tìm kiếm các freelancer cung cấp dịch vụ SEO website để tối ưu hóa hiệu quả trang web của họ.

12. Thiết kế website

Hiện nay, nhu cầu sử dụng website để xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Nếu bạn có kỹ năng thiết kế website, bạn có thể làm công việc này tại nhà. Công việc thiết kế website cho phép bạn làm việc cho các công ty trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao cho vị trí này.

Khách hàng của freelancer trong lĩnh vực này thường là chủ shop, doanh nghiệp và công ty. Bên cạnh việc làm theo yêu cầu, freelancer cũng có thể tự tạo ra các mẫu thiết kế và bán chúng trên mạng xã hội hoặc các trang web khác. Điều này tạo cơ hội kiếm thêm thu nhập và tăng cơ hội được biết đến và thu hút thêm khách hàng.

Một số trang web tìm kiếm công việc Freelancer uy tín

1. Upwork (upwork.com)

Upwork – website freelancer hàng đầu thế giới, kết nối hàng triệu công việc cho freelancer mỗi năm.

Các freelancer có thể tìm công việc hấp dẫn và các doanh nghiệp tìm nhân tài tại đây. Upwork ra đời từ việc hợp nhất Elance và oDesk – hai nền tảng freelancer lớn nhất. Đăng ký và đăng các dịch vụ và sản phẩm trên web này, bạn có cơ hội xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng nhờ vào chiến lược bán hàng và thời hạn dài của các sản phẩm.

2. Toptal (toptal.com)

Toptal – mạng lưới kết nối nhân tài chuyên nghiệp ở các lĩnh vực Kỹ sư, thiết kế và tài chính.

Đối tượng là freelancer muốn làm việc là các doanh nghiệp lớn, uy tín. Toptal Community cung cấp không chỉ kết nối dự án mà còn chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn. Kết nối hàng nghìn công ty trên toàn cầu, đảm bảo cơ hội công việc thu nhập cao. Đánh giá là nền tảng freelancer cạnh tranh, yêu cầu kiểm tra sàng lọc cho freelancer trước khi nhận dự án từ doanh nghiệp.

3. Freelancer (freelancer.com)

Freelancer.com là web freelancer nổi tiếng và đáng tin cậy, kết nối gần 25 triệu nhà tuyển dụng và freelancer từ khắp nơi trên thế giới.

Website này cung cấp đa dạng lĩnh vực như viết lách, phát triển phần mềm, thiết kế đồ họa, marketing, tài chính kế toán,… Đây là nơi lý tưởng để tìm việc tự do và hợp tác thông qua các dự án và sản phẩm. Người tìm việc có thể tham gia đấu thầu dự án và nhà tuyển dụng lựa chọn người phù hợp dựa trên giá, bằng cấp, danh tiếng và năng lực.

4. Guru (guru.com)

Guru là cộng đồng web freelancer giá cả hấp dẫn, kết nối doanh nghiệp và freelancer. Dự án thường có giá từ vài trăm đến vài ngàn đô la Mỹ. Người tìm việc có thể dễ dàng thể hiện kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội việc làm hàng ngày. Guru nhằm trở thành nền tảng freelancer hàng đầu, giúp kết nối an toàn và linh hoạt giữa người tìm việc và người tuyển dụng.

5. 99designs (99designs.com)

99designs là địa chỉ lớn nhất toàn cầu cung cấp việc làm cho nhà thiết kế chuyên nghiệp và không chuyên.

Website được thành lập từ năm 2008 và khẳng định uy tín bằng việc tải lên trung bình 1,5 giây một thiết kế. 99designs kết nối hàng năm hơn 1 triệu nhà thiết kế tài năng với hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ. Hàng tháng, họ còn chọn một dự án phi lợi nhuận để nhận thiết kế miễn phí. Nếu bạn là nhà thiết kế và muốn tìm kiếm cơ hội công việc và trau dồi kỹ năng, đây là nơi lý tưởng.

6. FreelancerViet (freelancerviet.vn)

FreelancerViet là trang web freelancer tại Việt Nam, hỗ trợ người yêu thích làm việc tự do và độc lập. Các doanh nghiệp thường sử dụng trang web này để tuyển dụng và trao đổi dễ dàng. Hiện tại, có rất nhiều freelancer đã đăng ký tham gia. Để tham gia, bạn chỉ cần đăng ký tài khoản, mô tả bản thân và tìm kiếm những vị trí phù hợp.

7. VLance (vlance.vn)

VLance là một trang web freelancer nổi bật ở Việt Nam, có hơn 340 nghìn freelancer tài năng từ nhiều lĩnh vực và địa phương khác nhau. Doanh nghiệp có thể tìm nguồn lực chất lượng và đa lĩnh vực với chi phí hợp lý. VLance đã kết nối thành công nhiều doanh nghiệp và freelancer trong nhiều lĩnh vực khác nhau như phát triển phần mềm, thiết kế đồ họa, kế toán và thuế.

Trên đây là tất tần tật thông tin về nghề freelancer tại việt Nam, hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích, là hành trang cho bạn trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất với bản thân.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của mình, hay liên hệ Ngân Lê ngay khi bạn cần được giải đáp nhé !!!

Xem thêm:

Bắt đầu dùng thử miễn phí Landing page

Điền thông tin hoặc livechat góc phải, tư vấn viên sẽ hỗ trợ bạn ngay khi có thông tin!